70% sản lượng giấy của việt nam sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu; trong đó chỉ gần 40% được thu gom trong nước, còn lại phải nhập khẩu.
Đó là thông tin được ông Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nhẹ (Bộ Công Thương) cho biết tại hội thảo “Giải pháp chính sách phát triển bền vững ngành giấy tại Việt Nam” do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tổ chức ngày 16/10.
Theo ông Dũng, các doanh nghiệp tái chế giấy chuyên nghiệp, có năng lực tái chế tốt rất cần nguồn nguyên liệu giấy và rõ ràng nhập khẩu là một giải pháp bắt buộc trong bối cảnh trong nước không đủ nguyên liệu sản xuất.
Đề cập tới vai trò là nguồn nguyên liệu không thể thay thế của giấy phế liệu trong ngành sản xuất giấy, ông Hoàng Trung Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam trích dẫn kinh nghiệm từ nhiều quốc gia phát triển trong đó có Nhật Bản, Mỹ đã và đang tái chế giấy phế liệu. Hoạt động tái chế giấy trở thành hoạt động kinh doanh từ khâu thu gom tại nguồn phát sinh đến khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng, nên tạo ra nhiều giá trị kinh tế.
“Không nên coi giấy thu hồi là phế liệu mà là nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất. Muốn gia tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất giấy và thu gom, xử lý, tái chế giấy phế liệu cần tăng cường hậu kiểm tại các nhà máy sản xuất như cách làm của các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Ấn Độ… đang thực hiện”, ông Sơn kiến nghị.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến tranh luận về Dự thảo sửa đổi Quyết định 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam. Theo đó, đa phần ý kiến đều ghi nhận việc siết chặt quản lý phế liệu này là cần thiết vì đã có một số doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở trong quản lý nhập khẩu phế liệu cho sản xuất để nhập “rác” vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nhiều nhóm phế liệu giấy như giấy hỗn hợp vẫn là nguyên liệu sản xuất quan trọng của các ngành công nghiệp tái chế có khả năng sẽ bị đưa ra khỏi danh mục được phép nhập khẩu trong tương lai gần, dẫn đến nhiều vấn đề tồn đọng cho doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Đình Thưởng, chuyên gia phân tích chính sách, nếu loại bỏ nguồn nguyên liệu tái chế này chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp giấy lao đao, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành giấy. Mặt khác, việc Chính phủ siết chặt quản lý đột ngột khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động. Nhà máy cần vận hành hàng ngày nhưng nguyên liệu cần lại không thể đến, khiến hoạt động sản xuất đình trệ. Việc này cũng sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền đến một chuỗi các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp bao bì, ngành công nghiệp xuất khẩu…
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) cho rằng, Việt Nam cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu của các nước khác, đối chiếu với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu tại Việt Nam để đưa ra được chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc các cơ quan Nhà nước có liên quan tham vấn các doanh nghiệp để có quan điểm khách quan hơn hơn để dần hình thành và hoàn thiện khung khổ pháp lý này là hoàn toàn cần thiết.
Về nguy cơ ô nhiễm môi trường, ông Dũng cho rằng, bất cứ doanh nghiệp giấy nào khi sử dụng phế liệu hay bất cứ nguồn nguyên liệu nào khác, nhập khẩu hay thu mua trong nước để sản xuất đều có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp quản lý tốt. Đó là chưa kể quan ngại về việc nhập khẩu phế liệu sẽ biến Việt Nam trở thành bãi rác. Điều này chỉ đúng khi nguyên liệu nhập về không phục vụ cho bất cứ hoạt động sản xuất nào, còn một khi đã là nguyên liệu sản xuất quan trọng, lại là mặt hàng được giao dịch toàn cầu thì cần cẩn trọng xem xét.
Các chuyên gia cũng kiến nghị cần sớm xây dựng quy phạm pháp luật hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho ngành giấy phát triển, nhưng đồng thời vẫn quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tính toán cân đối với sự phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại của Việt Nam để đưa ra định hướng chính sách phù hợp, đặc biệt là cân nhắc lộ trình áp dụng chính sách.
Dự kiến, nhu cầu giấy của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng từ 8-10%/năm, đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ (USD) và tiềm năng phát triển sẽ là rất lớn.
Pingback: Thu mua phế liệu nhôm - ProAct Blog
THU MUA ĐỒNG PHẾ LIỆU GIÁ CAO
Dưới đây chúng tôi mời quý khách tham khảo bảng giá phế liệu đồng mới nhất hiện nay. Để biết phế liệu đồng bao nhiêu tiền 1 kg ? Đồng bao nhiêu tiền 1kg phế liệu ? Dây đồng bao nhiêu tiền ? Giá thu mua dây cáp đồng phế liệu, giá đồng cũ..
https://thumua-phelieu.com/mua-phe-lieu-dong/
THU MUA SẮT PHẾ LIỆU GIÁ CAO
– Quy trình thu mua sắt phế liệu diễn ra một cách nhanh chóng và tiện lợi từ lúc khách hàng liên hệ với chúng tôi nhằm giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian.
– Việc thu mua và thanh toán các loại sắt phế liệu một cách dứt điểm để tránh gây ra những rắc rối cho khách hàng.
– Đội ngũ vận chuyển chuyên nghiệp sẽ tiến hàng thu gom và vận chuyển một cách nhanh gọn để tránh làm chậm tiến độ công việc của khách hàng.
– Phân loại rõ ràng các loại sắt phế liệu để đưa ra những mức giá thu mua phù hợp.
https://thumua-phelieu.com/sat-phe-lieu/
THU MUA INOX PHẾ LIỆU GIÁ CAO
Nơi thu mua phế liệu inox tận nơi với mức giá cao nhất thị trường, mọi thủ tục từ khảo sát, phân loại và định giá sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng cũng như phương thức thanh toán nhanh gọn cùng với sự nhiệt tình chu đáo khi khách hàng liên hệ đến cơ sở thu mua của chúng tôi. Thumua-phelieu.com sẽ luôn mang đến cho khách hàng những điều tốt nhất khi khách hàng hợp tác với chúng tôi.
https://thumua-phelieu.com/inox-phe-lieu
THU MUA NHÔM PHẾ LIỆU GIÁ CAO
Thu Mua – Phế Liệu còn thu mua các sản phẩm phế liệu khác từ nhôm với giá cao như:
– Nhôm từ các chi tiết máy móc do hư hỏng.
– Nhôm từ các khuôn từ nhà máy đóng giày.
– Nhôm vụn được thải ra từ quá trình tiện, phay, bào không được lẫn với các loại tạp chất hoặc bazơ.
Và còn nhiều loại nhôm khác. Mỗi loại như vậy sẽ được Thu Mua – Phế Liệu xác định thành phần và đưa ra mức giá phù hợp nhất để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
https://thumua-phelieu.com/mua-phe-lieu-nhom/
THU MUA CHÌ PHẾ LIỆU GIÁ CAO
Doanh nghiệp, công ty của bạn đang có nhu cầu bán phế liệu chì hãy liên thumua-phelieu.com. Chúng tôi cung cấp trọn gói dịch vụ thu mua phế liệu chì: phá dỡ, thu gom phế liệu; vận chuyển di dời hàng phế liệu; dọn sạch nhà kho hoặc làm sạch và giải phóng mặt bằng thay bạn và tổ chức doanh nghiệp của bạn.
https://thumua-phelieu.com/chi-phe-lieu/
THU MUA HỢP KIM PHẾ LIỆU GIÁ CAO
Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 094 370 4789 – 097 544 6061. Chúng tôi sẽ điều hành nhân viên đến tận nơi và thẩm định giá, báo giá chính xác nhất. Quý khách cứ yên tâm, vì giá chúng tôi đảm bảo luôn cao hơn thị trường, quý khách có thể tham khảo giá ở một số nơi sẽ rõ.
https://thumua-phelieu.com/mua-phe-lieu-hop-kim/
THU MUA NHỰA PHẾ LIỆU GIÁ CAO
-Thumua-phelieu.com chuyên thu mua phế liệu Nhựa các loại, chúng tôi thu mua Nhựa phế liệu phạm vi khắp tất cả các tỉnh thành phố trên toàn quốc
-Cam kết thu mua phế liệu giá cao cạnh tranh
-Thu mua tận nơi có hàng phế liệu Nhựa cần bán thanh lý
-Dịch vụ thu mua và tư vấn hỗ trợ mua bán hàng phế liệu Nhựa 24/7.
https://thumua-phelieu.com/nhua-phe-lieu/
THU MUA VẢI PHẾ LIỆU GIÁ CAO
Chúng tôi cung cấp dịch vụ thu mua vải may mặc phế liệu:
1. Thu gom phế liệu chuyên nghiệp.
2. Vận chuyển di dời hàng phế liệu.
3. Dọn sạch nhà kho trả lại mặt bằng sạch sẽ gọn gàng.
4. Giá cả ưu đãi, nhất dành cho khách hàng mới.
https://thumua-phelieu.com/vai-phe-lieu/