NGƯỜI LÃNH ĐẠO BIẾT LẮNG NGHE

Lắng nghe – một kỹ năng trong giao tiếp, một nội dung dân chủ của nguyên tắc tập trung dân chủ – tưởng như rất đỗi bình thường trong cuộc sống và trong tổ chức, nhưng không phải ai cũng làm được. Thực tế không ít người, kể cả cán bộ lãnh đạo có biểu hiện chủ quan, duy ý chí, phớt lờ, bảo thủ không chịu lắng nghe ý kiến của người dân, của nhân viên và cán bộ cấp dưới, kể cả những lời nói phải, đã đánh mất sự sáng suốt cần thiết…

Người lãnh đạo biết lắng nghe

Nghe một quá trình thụ động chỉ việc chúng ta tiếp nhận mọi loại âm thanh. Còn lắng nghe  một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những  họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện.

Lắng nghe là một nghệ thuật, một kỹ năng trong giao tiếp. Đối với mỗi cá nhân, có ý nghĩa cực kì quan trọng, góp phần thành công trong công việc. Trong giao tiếp, nếu lắng nghe một cách tập trung sẽ hiểu người khác muốn nói gì, mong muốn điều gì, qua đó sẽ giúp cho người nghe tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng… từ người khác.

Người lãnh đạo biết lắng nghe

Đối với người lãnh đạo giỏi, lắng nghe càng có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều lần, bởi thay vì làm nổi bật bản thân, thì họ quan tâm lắng nghe, dành nhiều “quyền nói” cho đối phương, tạo tâm lý cho đối phương thấy mình được tôn trọng nên sẽ nói hết suy nghĩ của mình về vấn đề được quan tâm. Người lãnh đạo có thái độ “lắng nghe chân thành” của mình đối với cấp dưới nên luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ ý kiến nào từ của bất kỳ ai. Hiện nay, có không ít lãnh đạo chưa chịu khó lắng nghe vì bị ảnh hưởng bởi tâm lý “sếp lớn”, họ bảo thủ và nghĩ rằng mình là giỏi, mình là lãnh đạo, nên thích nghe lời khen, tán thành mà không muốn nghe những ý kiến trái chiều của cấp dưới. Đó là làm trái với nguyên tắc lãnh đạo.

Hậu quả của việc không chịu lắng nghe…

Thế nhưng, thực tế có không ít người lãnh đạo không những ít gần gũi cán bộ cấp dưới và nhân viên mà khi đi thì họ chỉ biết “nghe” rồi phớt lờ chứ không biết “lắng nghe” để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, từ đó gây dư luận không tốt trong công ty, cơ sở. Đã vậy thì làm sao lắng nghe được tiếng nói thật từ cơ sở.

Người lãnh đạo biết lắng nghe

Có nhiều lãnh đạo, quản lý có biểu hiện phớt lờ, không chịu lắng nghe cả những lời nói phải, nói thật, nói đúng của những người xung quanh; không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn kiến nghị, thậm chí họ còn cho rằng mình có thói quen “số lạ tôi không bao giờ nghe” hay “ngoài giờ hành chánh tôi không nghe… thậm chí “gân cổ” thuyết giảng khi cán bộ cấp dưới hay dân tranh luận với mình, hệ lụy là thôi nói làm gì làm phật lòng “mấy ổng” thì không nên.

Đúng như Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng chỉ ra là: không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác bắt nguồn từ sự duy ý chí, bảo thủ. Biểu hiện của người không biết lắng nghe không chỉ ở chỗ ít ghi nhận, tiếp thu ý kiến người khác mà còn thể hiện ở thái độ luôn áp đặt ý kiến cá nhân mình, luôn phê bình, bác bỏ ý kiến người khác, nhất là những ý kiến phản biện. Thực chất, đó là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Người lãnh đạo sáng suốt

Người lãnh đạo biết lắng nghe
Để thể hiện thái độ “lắng nghe chân thành” của mình đối với cấp dưới, người lãnh đạo phải luôn giữ mình trong trạng thái: Chủ động dành thời gian lắng nghe và nhẹ nhàng trả lời bất cứ thắc mắc nào của họ về công việc; Lắng nghe lời góp ý với thái độ chân thành, cởi mở nhất; Dù ý kiến góp ý của họ không như ý muốn của mình, thậm chí “sốc óc” thì người lãnh đạo cũng nên lắng nghe hết câu nói của họ, nghe cạn tâm tư của họ và đưa ra nhận định của mình, đồng thời có lời cảm ơn đến góp ý của họ.


NẾU BẠN CÓ NHU CẦU THU MUA PHẾ LIỆU VUI LÒNG LIÊN HỆ

THUMUA-PHELIEU.COM

Chuyên nhận thu mua phế liệu công nghiệp giá cao toàn quốc. Thu mua phế liệu xây dựng, phế liệu vụn, phế liệu nhà xưởng giá cao tận nơi.

MUA PHẾ LIỆU ĐỒNG | PHẾ LIỆU NHÔM | PHẾ LIỆU SẮT | PHẾ LIỆU GIẤY | PHẾ LIỆU KẼM | PHẾ LIỆU NHỰA | PHẾ LIỆU VẢI


PHE LIEU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Gọi điện