Phát triển bền vững gồm yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế, áp dụng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì thế việc áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc sản xuất môi trườngà lượng chất thải càng nhiều và thải bỏ ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, sự phát triển của dân số làm gánh nặng về diện tích đất, khu vực chứa đựng rác thải. Cuối cùng, khiến cho yếu tố tam giác phát triển bền vững bị rạn nứt và môi trường chịu những gánh chịu thảm hoạ nặng nề. Từ môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
Vậy ô nhiễm đất là gì? Từ đây mà đất bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn?
Ô nhiễm nguồn đất là gì? Nguồn đất không còn ở trạng thái ban đầu, màu sắc, lý tính bị thay đổi, loài sinh vật khó mà sinh sống tại khu vực đất bị ỗ nhiễm. Chất hoá học, chất độc hại từ nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp thải bỏ không kiểm soát và xử lý gây ô nhiễm, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, thuốc nhuộm,… sử dụng một cách bừa bãi, không kiểm soát.
Nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên, do con người.
- Chất thải từ nhà máy khu công nghiệp không được xử lý thải bỏ trực tiếp ra môi trường đất:
Nước thải tại nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp không được xử lý thải trực tiếp ra ngoài môi trường mang theo quặng, kim loại nặng làm ô nhiễm môi trường đất. Khi con người sử dụng thực phẩm trồng trên khu vực đất ô nhiễm kim loại nặng thì cũng tích tụ kim loại nặng trong cơ thể.
Than được sử dụng trong các nhà máy nấu quặng hoặc trong quá trình sử dụng của người dân, làm than đốt cháy sẽ có một số chất không phân hủy được tồn tại dưới dạng tro thẩm thấu xuống lòng đất và trở thành chất thải nguy hại. Không chỉ như vậy, trong than tro còn tồn tại rất nhiều các chất độc hại khác nhau, đặc biệt là tồn tại những chất gây ung thư, các bệnh về tim mạch,…
- Hoá chất từ giai đoạn chiến tranh: Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thì Mỹ đã rải chất độc hoá học dioxin (chất độc màu da cam) xuống khu vực dãy Trường Sơn Việt Nam. Đến nay, hơn 60 năm trôi qua thì những khu vực này thì các loài thực vật không có khả năng phát triển. Chất độc này ngấm xuống đất và cả nguồn nước ngầm cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thuốc trừ sâu, phân bón hoá học từ sản xuất nông nghiệp:
Dân số tăng nhanh khiến nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm con người đã sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, chất kích thích giúp cây trái gia tăng năng suất nhưng làm đất bị thoái hoá đất.
Ngoài ra, lượng vỏ bao bì, chai nhựa sau khi sử dụng không được thu gom, xử lý đúng nơi quy định giúp cho chúng bị chôn vùi xuống lòng đất. Chai nhựa, vỏ bao bì mất hàng trăm năm mới phân huỷ nếu không được kiểm soát thì chúng hạn chế tốc độ tăng trưởng cây xanh, nguồn đất ô nhiễm.
Quá trình xử lý chất thải rắn không được kiểm soát nghiêm ngặt: Thường tại Việt Nam, phương pháp xử lý rác thường là chôn lấp. Trong quá trình chôn lấp rác sản sinh ra nước rỉ rác, thành phần nước rỉ rác rất đa dạng nên quá trình xử lý khó khăn nếu để loại nước này thoát ra môi trường đất gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Quá trình xử lý rác của một doanh nghiệp thì chi phí bỏ ra tương đối cao. Thế nên, có rất nhiều tình trạng đổ rác bừa bãi, chôn lấp khu vực khác nhau của doanh nghiệp là ô nhiễm môi trường.
Do tự nhiên:
Trong quá trình vận hành của tự nhiên xảy ra thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán làm cho môi trường đất bị ô nhiễm. Khi bão, lũ lụt, núi lửa phun trào, động đất, sóng thần xảy ra kéo theo lượng đất đá, chất độc hại trong đất mang đến khu vực khác. Làm cho ô nhiễm đất bị lây lan.
Biến đổi khí hậu gây nên tình trạng xâm nhập mặn diễn ra sắp bờ biển, làm cho đất có nguy cơ nhiễm mặn không thể trồng trọt. Nếu tình trạng diễn ra liên tục có thể khiến cho nguồn nước ngầm ô nhiễm.
Một số khu vực tại Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long thì bị nhiễm phèn (phèn Sắt hoặc phèn Nhôm) khiến cho đất không có khả năng tạo dinh dưỡng. Chỉ có một số loài cây thích ứng được với môi trường nhiễm phèn.
Sự vận hành tự nhiên, thì sự sống và cái chết của sinh vật tiếp tục diễn ra thế nên xác chết động thực vật phân huỷ thành chất hữu cơ và ngấm vào đất.
Môi trường đất vô cùng quan trọng khi cung cấp nguồn nguyên vật liệu, nơi con người sinh sống. Nhưng chúng cũng vô cùng mỏng manh dễ bị ô nhiễm tác động yếu tố tự nhiên hay con người. Vì sự sống Trái Đất hãy chung tay bảo vệ môi trường.